Phải làm gì để thành công khi kinh doanh cửa hàng thiết bị vệ sinh?

admin

Tôi tin rằng bạn đang đứng trước một lựa chọn rất khó khăn trong cuộc đời mình khi quyết định khởi nghiệp kinh doanh với ngành thiết bị vệ sinh mà bạn lại chẳng có chút kinh nghiệm nào. Nhưng đây lại đang là một xu hướng kinh doanh có thể mang lại thu nhập ổn định và rất tốt nếu như bạn biết cách lên kế hoạch chi tiết và biết cách vận hành cửa hàng của mình. Vậy phải làm gì để thành công khi kinh doanh cửa hàng thiết bị vệ sinh? Hãy tham khảo những gợi ý dưới đây để có thêm kiến thức và kinh nghiệm cho hành trình của mình nhé!

1. Trang bị các kiến thức chuyên môn

Ưu tiên lựa chọn các hãng thiết bị vệ sinh thường xuyên đổi mới công nghệ

Bạn không thể kinh doanh cửa hàng thiết bị vệ sinh mà trong đầu không biết gì về lĩnh vực này. Chính vì thế, cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về các sản phẩm mà mình bán cũng như là ngành nghề mà mình kinh doanh. Bạn không nhất thiết phải học qua trường lớp hay có kiến thức thật chuyên sâu nhưng cần đảm bảo có đủ khả năng để tư vấn và thuyết phục khách hàng mua hàng của bạn.

Việc trang bị kiến thức này không những giúp bạn nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn hỗ trợ bạn nhập hàng một cách chính xác, kiểm soát hàng hóa một cách thông minh và có thể giải quyết mọi sự cố phát sinh. Đôi khi, nếu biết sửa chữa thiết bị điện nước bạn còn có thể tăng thu nhập bằng cách nhận sửa chữa, khắc phục các sự cố phát sinh cho khách hàng của mình.

2. Lập bản kế hoạch kinh doanh

Khi làm bất kể việc gì sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề cần xử lý. Không phải xây dựng showroom hoành tráng, trưng bày sản phẩm lên là bạn sẽ bán được hàng. Bạn cần vạch ra cho mình những kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn.

Trong kinh doanh, việc lập kế hoạch có vai trò rất quan trọng

Nếu bạn có ý định bắt đầu kinh doanh thì hãy lường trước tất cả những gì mà cửa hàng mình cần có. Số vốn bạn cần để bắt đầu là bao nhiêu? Bạn có thể tìm kiếm nhà đầu tư từ những nguồn nào? Bạn nên chọn địa điểm ở đâu thì hợp lý với số vốn mình có? Nhân lực bạn cần để phục vụ công việc kinh doanh cần bao nhiêu người…. Còn vô vàn yếu tố bạn cần rõ ràng và cụ thể trong bản kế hoạch kinh doanh của mình.

3. Xác định quy mô kinh doanh

Hiện nay, kinh doanh thương mại nói chung và thiết bị vệ sinh nói riêng đều có các hình thức phổ biến như: Doanh nghiệp tư nhân, công ty, cửa hàng gia đình, showroom… Do đó, bạn phải xác định được “hình thức nào cho bạn”. Sau khi chắc chắn về mô hình kinh doanh, hãy bắt đầu tìm hiểu về các thủ tục đăng ký như thế nào với cơ quan quản lý. Nếu bạn không rành về vấn đề pháp lý thì có thể nhờ các dịch vụ tư vấn hỗ trợ để tránh những phiền hà không đáng có về sau.

4. Tham khảo thị trường

Trước khi mở cửa hàng thiết bị vệ sinh thì bạn cũng nên tham khảo thị tường tình hình giá cả như thế nào, kiểm tra xem đã có bao nhiêu cửa hàng hoạt động trên địa bàn bạn định mở cửa hàng. Lượng khách ra sao, quy mô như thế nào?

Tiếp theo, bạn cần xác định được sản phẩm chủ lực của đối thủ cạnh tranh với bạn và mức giá như thế nào để từ đó bạn có thể xác định được phương thức kinh doanh sao cho phù hợp nhất. Việc tìm hiểu thị trường là vô cùng quan trọng và cần thiết, chính vì vậy bạn không nên bỏ qua bước này nhé!

5. Chọn nguồn hàng, thương hiệu chất lượng

Trong kinh doanh, lựa chọn sản phẩm là câu hỏi các bạn luôn phải đặt ra là: Mục đích cho ra sản phẩm này là gì? Nó có tính năng ra sao? Ai là người phù hợp sử dụng?… Bạn đầu bạn sẽ cần tự tìm cho mình nguồn hàng giá tốt và chất lượng cao để nhập hàng về. Chú ý là cần để ý đến chất lượng nhiều hơn là giá cả sản phẩm bởi chính chất lượng mới quyết định khách hàng có ở lại với bạn lâu hay bỏ bạn ngay sau lần đầu tiên. Nếu muốn giữ chân khách hàng cần chú ý nâng cao chất lượng sản phẩm và cả dịch vụ chăm sóc khách hàng của mình.

Hàng hóa bày bán trong cửa hàng phải được trưng bày một cách đẹp mắt để thu hút khách hàng và không nên để bị bụi bẩn sẽ làm giảm giá trị gian hàng của bạn ngay cả khi họ không có ý định mua hàng.

Đặc biệt, hãy đảm bảo hàng hóa của bạn có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo các yếu tố an toàn với sức khỏe con người thì mới có thể bán được lâu dài.

6. Đa dạng các kênh bán hàng

Cứ những nơi nào xây mới, sửa chữa nhà cửa hay các công trình công cộng là sẽ đều cần đến thiết bị vệ sinh. Chính vì thế bạn có thể liên kết với các chủ thầu xây dựng, thợ điện nước tại địa phương để có lượng khách hàng mới tiềm năng hơn rất nhiều. Hãy triết khấu % đơn hàng cho họ để họ có thể gắn bó và giúp đỡ bạn một cách lâu dài nhất.

Cũng có nhiều người bán thiết bị vệ sinh cho rằng, chỉ cần vị trí cửa hàng tốt, sản phẩm chất lượng đồng thời có các mối quan hệ tốt là có thể kinh doanh thiết bị vệ sinh thành công. Tuy nhiên, thay vì việc để khách hàng tự tìm đến với mình thì bạn nên nghĩ cách làm sao để có thể thu hút khách hàng nhiều hơn. Trong thời buổi cạnh tranh như hiện nay, bạn không thể bỏ qua việc Marketing cho cửa hàng, đặc biệt là Marketing Online. Marketing càng mạnh càng giúp bạn bán được nhiều hàng hơn, đặc biệt là vào các mùa xây dựng cao điểm.

Có rất nhiều cách Marketing trong ngành thiết bị vệ sinh. Bạn có thể phát tờ rơi, treo băng rôn, bán hàng thông qua Zalo hoặc Facebook hay đến tận các công trình chào giá. Đặc biệt, khách hàng có thể tham khảo các mặt hàng hoặc liên hệ tư vấn trước khi đến cửa hàng xem hàng. Bạn hãy để cho khách hàng đặt hàng trực tiếp qua điện thoại hoặc bất cứ công cụ hỗ trợ nào khác ví dụ: Hỗ trợ giao hàng tại nhà, lắp đặt và sửa chữa theo yêu cầu. Chắc chắn khách hàng nào cũng muốn gắn bó lâu dài với một cửa hàng làm việc chuyên nghiệp.

7. Lợi nhuận

Đây là vấn đề sống còn của mỗi cửa hàng nhưng cũng là cái bẫy nguy hiểm vì nó có thể giết bạn nhanh hơn. Hiện nay, vì lợi nhuận mà đôi khi một số cửa hàng phải giảm chất lượng sản phẩm của mình để đảm bảo mục tiêu lợi nhuận. Thế nhưng, họ không lường trước rằng, chính việc này khiến họ mất uy tín, mất khách hàng và mất luôn thị trường.

Do đó, các bạn hãy giữ được sự kiên định cho riêng mình là không vì chạy theo lợi nhuận trước mắt mà bất chấp chất lượng. Đây là tầm nhìn và bản lĩnh của mỗi người. Nếu bạn dám chấp nhận từ bỏ khách hàng nào đó vì giá cả của mình cao thì bạn đã bước thêm một bậc đến sự thành công, xây dựng được uy tín cho cửa hàng về sau.

8. Quản lý dòng tiền

Đã có rất nhiều người khi bán thiết bị vệ sinh chủ quan cho khách hàng nợ và nợ quá nhiều, dẫn đến việc thiếu hụt nguồn vốn, không có vốn điều tiết nguồn hàng, nợ tổng đại lý mà nợ khách hàng vẫn không thể đòi được.

Đồng thời, trong quá trình kinh doanh đã không thể quản lý được dòng tiền nên nhiều khi bán được nhiều nhưng không thấy tiền đâu. Chính vì vậy muốn xây dựng một cửa hàng kinh doanh thật sự chuyên nghiệp bạn cần đăng kí các khóa học và sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng để việc quản lý chi tiêu được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

9. Kỹ năng bán hàng, kỹ năng mềm

Đây là điều rất quan trọng mà bất cứ một người làm kinh doanh nào cũng phải nắm bắt. Kỹ năng bán hàng, kỹ năng mềm sẽ quyết định việc bạn có “chốt” được khách không hay chỉ thu hút họ và chấm hết, quyết định việc khách hàng có ở lại với bạn lâu không hay chỉ sử dụng 1 lần rồi bỏ đi mãi mãi. Bạn cần học hỏi, trau dồi các kỹ năng này thông qua học tập, tự rèn luyện, trải nghiệm thực tế,…

Kết luận

Dĩ nhiên, không phải ai kinh doanh đều thành công như mong đợi. Bước chân vào thế giới kinh doanh là bạn phải xác định sẽ có nhiều thách thức, khó khăn và cả thất bại. Chính vì thế, việc học hỏi kinh nghiệm đầu tư, học hỏi kinh nghiệm kinh doanh từ những người cùng lĩnh vực, họ sẽ đưa cho bạn những lời khuyên bổ ích đó là điều đặc biệt quan trọng đối với những người mới bắt tay.

Doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải lớn lên từng bước, vậy các bạn hãy từ từ đi những bước thật vững chắc. Bạn và cửa hàng của mình sẽ có những thành công, sự yêu mến, tin tưởng của khách hàng. Vì vậy khi đã quyết tâm kinh doanh thì hãy giữ vững quyết tâm và động lực để tiếp tục.

Chúc bạn thành công trong hoạt động kinh doanh của mình!

Bình luận.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 1800 7183

Tư vấn qua Email

Tư vấn qua Facebook

1800 7183