Giải đáp câu hỏi có nên làm nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang hay không?

admin

Để tận dụng khoảng không gian dưới chân cầu thang, nhiều gia đình có ý định xây dựng nhà vệ sinh để tăng tiện ích sử dụng. Tuy nhiên, những quan niệm về phong thuỷ khiến họ khó khăn trong việc đưa ra quyết định. Vậy “có nên làm nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang để tối ưu khoảng không gian này không?”. Là câu hỏi mà nhiều người đang quan tâm hiện nay. Hãy cùng giải đáp thắc mắc này qua bài viết sau đây

1. Giải đáp câu hỏi có nên làm nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang không?

Để giải đáp cho câu hỏi “có nên làm nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang hay không?” Bạn cần nẳm rõ những ưu nhược điểm của việc tận dụng gầm cầu thang để xây nhà vệ sinh.

1.1 Ưu điểm 

Kiểu xây nhà ống hiện nay ở Việt Nam khiến cho khu vực gầm cầu thang trống, trong khi quỹ đất của nhà có giới hạn nên các gia đình nghĩ tới việc bố trí cầu thang kết hợp nhà vệ sinh. Phương án này vừa tiết kiệm diện tích lại thuận tiện cho người dùng có thể dễ dàng giải quyết các nhu cầu vệ sinh. 

Nha-ve-sinh-chan-cau-thang

Nhà vệ sinh chân cầu thang

1.2. Nhược điểm 

Theo góc độ phong thuỷ, cầu thang giữ vai trò quan trọng tựa như xương sống của cả căn nhà. Cầu thang là nơi vận chuyển các dòng khí tốt tới các tầng của ngôi nhà. Nếu để nhà vệ sinh ở gầm cầu thang, lượng khí tốt sẽ bị giảm gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và may mắn của gia chủ.

Mặt khác, nhà vệ sinh chứa rất nhiều âm khí, không tốt khi để nó trong nhà, lại ở nơi lưu chuyển khí tốt như khu vực cầu thang. Nếu để nhà vệ sinh lại gầm cầu thang sẽ gây ra tình trạng gia đình hay mâu thuẫn, xung đột. Người đàn ông trong gia đình dễ gặp thất bại, suy sụp, con trai thì yếu ớt, chậm tiếp thu.

Dưới góc độ sử dụng, cầu thang kết hợp nhà vệ sinh thường bất tiện khi sử dụng. Bởi diện tích nhỏ, trần thấp gây khó khăn cho việc sử dụng, đặc biệt là người lớn.

1.3.  Những lưu ý khi xây dựng nhà vệ sinh để hợp phong thuỷ 

Nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang có những ưu nhược điểm khiến bạn khó khăn trong việc đưa ra quyết định. Nếu được bạn có thể tận dụng khoảng không gian của gầm cầu thang để làm nhà kho, tủ giày, giá sách… Đây cũng là phương án giúp tối ưu diện tích trống và vẫn đem đến những lợi ích thiết thực khi sinh hoạt.

Ghe-ngoi-chan-cau-thang

Ghế ngồi chân cầu thang

Trong trường hợp bạn vẫn muốn xây dựng nhà vệ sinh, hãy tham khảo những cách hoá giải phong thuỷ sau:

  • Giữ nhà vệ sinh luôn được thông thoáng để giảm bớt uế khí bằng cách: lắp đặt quạt thông gió hoặc xây cửa sổ
  • Vệ sinh thường xuyên để giữ nhà vệ sinh luôn được sạch sẽ 
  • Sử dụng các loại túi thơm, tinh dầu xông để nhà vệ sinh luôn thơm tho, xua bớt khí xấu
  • Hoá giải những kỵ phạm về phong thuỷ bằng cách sử dụng các loại vật phẩm phong thuỷ hợp với tuổi gia chủ. Bạn nên nhờ cậy các chuyên gia phong thuỷ để lựa chọn các vật phẩm phù hợp: đá thạch anh … để cân bằng khí xấu, chiêu tài lộc 
  • Bày trí thêm cây xanh có ý nghĩa về mặt phong thuỷ để tăng vận khí cho nhà tắm. 

2. Những lưu ý về cách bố trí nhà vệ sinh gầm cầu thang 

Nhà vệ sinh dưới chân cầu thang có đặc điểm là kích thước nhỏ, trần thấp nên khá bất tiện mỗi khi sử dụng. Vậy nên khi bố trí nội thất, ngoài việc đảm bảo về mặt phong thuỷ, bạn nên chú ý các điểm sau: 

2.1 Lựa chọn thiết bị vệ sinh kích thước nhỏ

Tuỳ thuộc vào thiết kế tổng thể của căn nhà và diện tích để xây nhà vệ sinh dưới chân cầu thang mà bạn lựa chọn thiết bị vệ sinh phù hợp. Về cơ bản, nhà vệ sinh dưới chân cầu thang chỉ có thể lắp đặt được: bộ vòi chậu lavabo và bồn cầu. Nếu diện tích lớn hơn, bạn có thể lắp đặt thêm sen tắm… để gia tăng công năng sử dụng. Nên ưu tiên loại vòi chậu lavabo kết hợp sen tắm để tiết kiệm diện tích và tăng tính ứng dụng cho loại phòng vệ sinh đặc biệt này. 

Các thiết bị vệ sinh nên ưu tiên dùng các loại có kích thước nhỏ gọn để tối ưu được diện tích. Các loại bồn cầu treo tường, chậu lavabo treo tường giúp tiết kiệm không gian là phương án hiệu quả mà bạn có thể cân nhắc. 

Bạn có thể tham khảo các mẫu bồn cầu, chậu lavabo treo tường với thiết kế tinh tế, kiểu dáng hiện đại của KOREST để sử dụng. 

Chậu rửa lavabo liền chân CKR9505

 Chậu rửa mặt treo tường KOREST CKR9505

Bàn cầu treo tường BKR9310W

Bồn cầu treo tường KOREST BKR9310W

3.2. Tận dụng tường và cánh cửa nhà vệ sinh để treo đồ 

Vốn có không gian sử dụng nhỏ vậy nên việc tận dụng tường và cánh cửa nhà vệ sinh để treo đồ là điều cần thiết. Bạn nên lắp đặt các giá, móc treo đồ thông minh để đựng đồ và tiết kiệm diện tích. 

3.3. Bố trí các thiết bị vệ sinh một cách khoa học, tiện ích khi sử dụng 

Việc bố trí các thiết bị vệ sinh cần phải tiến hành một cách khoa học, đảm bảo việc sử dụng một cách thuận tiện. Bạn có thể tham khảo hai cách bố trí sau: 

 nha-ve-sinh-hương-ra-cuaBố trí theo chiều dọc 

bo-tri-nha-ve-sinh-chieu-ngang-duoi-chan-cau-thangCách bố trí nhà vệ sinh theo chiều ngang

 nha ve sinh bo tri goc cau thang

Bố trí nhà vệ sinh dạng góc

4. Các mẫu cầu thang kết hợp nhà vệ sinh đẹp mà bạn có thể tham khảo

 mau-nha-ve-sinh-chan-cau-thang-dep

Mẫu nhà vệ sinh chân cầu thang kết hợp cây xanh đem đến không gian tươi mát

mau-nha-ve-sinh-chan-cau-thang-toi-gian

Mẫu nhà vệ sinh tối giản 

mau-nha-ve-sinh-chan-cau-thang- dep -2

Sử dụng gương đèn led giúp nổi bật không gian cho nhà vệ sinh chân cầu thang

mau-nha-ve-sinh-chan-cau-thang-mau-toi

Tối ưu không gian nhà tắm với các loại giá kệ 

mau-nha-ve-sinh-gam-cau-thang-hoa-tiet

Sử dụng giấy dán tường hoặc gạch tường có hoạ tiết hình học giúp làm tăng thẩm mỹ cho nhà vệ sinh

Việc bố trí và thiết kế kiểu nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang cần phải đảm bảo sự tiện ích và phù hợp về mặt phong thuỷ. Hi vọng những chia sẻ trên đây của KOREST sẽ hữu ích cho bạn trong việc đưa ra quyết định có nên xây dựng kiểu nhà vệ sinh này hay không. Cũng như lựa chọn mẫu thiết kế đẹp phù hợp với không gian nhà bạn. 

Bình luận.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 1800 7183

Tư vấn qua Email

Tư vấn qua Facebook

1800 7183