[Cẩm nang từ A- Z] Hướng dẫn chống thấm lỗ thoát sàn đúng cách, hiệu quả

admin

Chống thấm lỗ thoát sàn là biện pháp cần thiết và hiệu quả để tránh tình trạng thấm rộp xuyên sàn nhà vệ sinh. Trong bài viết này, KOREST xin hướng dẫn bạn cách thi công chống thấm ống thoát sàn hiệu quả, đúng kỹ thuật. Hãy cùng tìm hiểu!

1. Vì sao cần phải thực hiện chống thấm lỗ thoát sàn

Trong bất kể phòng tắm gia đình nào cũng có ít nhất 1- 2 lỗ thoát sàn. Chúng được thiết kế để giúp thoát nước, tránh tình trạng ứ đọng nước khi đang sinh hoạt. Tuy nhiên, đây cũng cũng là vị trí tiếp giáp giữa sàn nhà và ống nhựa thoát nước. Sau một thời gian sử dụng rất dễ xảy ra thấm dột ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và độ chắc chắn của tường bê tông. Vậy nên, chống thấm lỗ thoát sàn là điều vô cùng quan trọng mà bạn cần thực hiện. 

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika

2. Hướng dẫn chi tiết cách thi công chống thấm ống thoát sàn

2.1. Chống thấm lỗ thoát sàn là gì? 

Hiểu một cách đơn giản, chống thấm lỗ thoát sàn là kết cấu gồm: 

so-do-chong-tham-lo-thoat-san

Sơ đồ cấu tạo chống thấm thoát sàn

  • Phễu thoát sàn
  • Lớp sika (vữa không co ngót)
  • Lớp gạch lát sàn
  • Lớp vữa 
  • Màng chống thấm 
  • Sàn bê tông 
  • Ống nhựa thoát nước

2.2.  Giai đoạn chuẩn bị

  • Trước khi thi công chống thấm ống thoát sàn, bạn cần tháo dỡ và dọn dẹp các loại ván, khuôn gỗ, sắt thép, đinh ốc… trên bề mặt sàn.
  • Các ống thoát nước và hộp kỹ thuật cần được định vị cố định để gia cố chống thấm đồng bộ với sàn bê tông.
  • Riêng với hộp kỹ thuật, cần thực hiện xây trát tường bao có chiều cao 30cm để đảm bảo hiệu quả chống thấm.
  • Kiểm tra và đục các đường nứt dài trên bề mặt sàn bê tông theo rãnh rộng 1- 2cm và sâu 2cm. 
  • Một lưu ý quan trọng là bạn không nên tiến hành tô vữa xi măng che phủ hoặc dùng nước trộn xi măng để bảo dưỡng bê tông trước khi chống thấm..

>>> Xem thêm: Khám phá những đặc điểm nổi bật của phễu thoát sàn ngăn mùi hôi

2.3. Quy trình thực hiện

Chống thấm ống thoát sàn cần phải thực hiện cẩn trọng theo đúng các bước hướng dẫn sau đây: 

quy-trinh-chong-tham-lo-thoat-san

Các bước thực hiện chống thấm ống thoát sàn 

  • Bước 1: dùng máy đục hoặc máy khoan để loại bỏ bê tông thừa và tạo rãnh có kích thước 2- 3cm xung quanh lỗ thoát sàn. 
  • Bước 2: tiến hành loại bỏ vụ bê tông và vệ sinh sạch sẽ khu vực ống thoát và bề mặt
  • Bước 3: Bạn thực hiện quấn thanh thuỷ trương, sử dụng Sika Hydrotile hoặc Hypertop tại các điểm nối và xung quanh cổ lỗ thoát sàn.
  • Bước 4: bước này bạn thực hiện rót vữa không co ngót tự chảy Sikagrout 214-11 để trám kín các rãnh và lỗ đã đục. Có thể bịt kín khe tiếp giáp nếu cần thiết bằng các vật liệu trám khe 

3. Những lưu ý để thi công chống thấm hiệu quả

  • Bạn cần sử dụng vật liệu chống thấm tốt để đạt hiệu quả chống thấm cao nhất
  • Chống thấm lỗ thoát sàn tưởng chừng là việc đơn giản nhưng thực tế khá phức tạp, đòi hỏi người thực hiện phải làm đúng quy trình kỹ thuật để đạt hiệu quả. 
  • Sau khi thi công, bạn cần để khô vật liệu cũng như theo dõi và nghiệm thu trước khi đưa công trình vào sử dụng.
  • Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng chống thấm, bạn nên nhờ sự hỗ trợ của đội ngũ thi công giàu kinh nghiệm thực hiện thay vì tự thực hiện tại nhà. 

>>> Xem thêm: Tất tần tật các loại kích thước thoát sàn phổ biến trên thị trường hiện nay

Trên đây là hướng dẫn cách thi công chống thấm lỗ thoát sàn mà bạn có thể tham khảo áp dụng. Đây biện pháp cần thiết mà bạn không nên bỏ qua để đảm bảo công trình của bạn luôn bền vững.

Bình luận.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 1800 7183

Tư vấn qua Email

Tư vấn qua Facebook

1800 7183