admin
Có những cơn bão phá nhà phá cửa, phá làng phá xóm, phá công trình dân sinh, cuốn trôi của cải, vật chất. Nhưng cũng có những cơn bão có mức độ phá hoại không kém khủng khiếp, nó âm thầm nhưng lại mãnh liệt, phá tan cơ đồ của người kinh doanh, đó là cơn bão mang tên “Phá giá thị trường”.
Mục lục
Phá giá thị trường là hành vi bán hàng hóa hoặc dịch vụ ở mức giá thấp so với giá thông thường nhằm giành thị phần, loại bỏ đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Những đại lý phá giá thường là những đại lý lớn, có trong hệ thống của các hãng thiết bị vệ sinh. Họ bán giá thấp hơn thị trường để thu hút lượng lớn khách hàng trong vùng bán và cả khách hàng của vùng khác – vốn là vùng bán của đại lý nhỏ hơn, khiến đại lý nhỏ mất khách hàng, doanh thu giảm dần, dẫn đến việc từ bỏ thương hiệu vì không có lợi nhuận.
Phá giá thị trường khiến nhiều đại lý nhỏ lao đao
Những đại lý lớn nằm trong hệ thống của hãng thiết bị vệ sinh thường được chiết khấu sâu hơn đại lý thường, nên khi bán phá giá, họ vẫn còn một ít lợi nhuận, khi bị hãng ép doanh số, họ gia tăng việc bán phá giá, hưởng lợi nhuận qua việc bán được nhiều sản phẩm (vì giá thấp) và gia tăng thị phần.
Có thể bạn quan tâm:
Sản phẩm KOREST kiểm thử lớp mạ, thành phần hóa học và độ bền trong môi trường khắc nghiệt Phân biệt đại lý, cửa hàng, showroom và nhà phân phối thiết bị vệ sinh
Như đã chia sẻ ở trên, đại lý lớn bán giá thấp sẽ hút được khách hàng từ vùng bán của đại lý nhỏ hơn, từ đó gia tăng thị phần. Đại lý nhỏ sau khoảng thời gian khốn đốn vì thiếu khách hàng, dần dần sẽ tự ra khỏi ngành vì không cạnh tranh được. Khi đã không còn đối thủ, đại lý lớn bắt đầu tăng giá trở lại và độc chiếm vùng bán đó.
Các đại lý lớn phá giá thị trường để loại bỏ đối thủ cạnh tranh
Các hãng thiết bị vệ sinh, đặc biệt các “ông lớn” thường ép doanh số tới đại lý lớn khiến họ buộc phải tìm mọi cách bán hàng nếu muốn giữ “quan hệ tốt đẹp” và quyền lợi hưởng các ưu đãi đặc biệt. Để làm việc này, đại lý chấp nhận phá giá, hưởng ít lợi nhuận hơn nhưng bù lại, bán được nhiều hàng hóa hơn nên doanh thu gia tăng, lợi nhuận vẫn có thể ổn định hoặc giảm không đáng kể.
Để thực hiện việc bán phá giá, các đại lý lớn gia tăng quảng cáo rầm rộ trên nhiều phương tiện khác nhau, đặc biệt là internet với mức giá “rẻ không ngờ”, “bán không lợi nhuận”, thu hút sự quan tâm và mua sắm của đông đảo khách hàng.
Sau một thời gian dài bỏ mặc việc phá giá thị trường diễn ra, các “ông lớn” ngành thiết bị vệ sinh dần dần nhận ra tác hại của hiện tượng này khi các đại lý nhỏ dần dần từ bỏ thương hiệu và sự cạnh tranh quyết liệt bởi các đối thủ cạnh tranh khác. Những ngày gần đây, nhiều “ông lớn” yêu cầu đại lý “chỉnh đốn” lại mức giá và cách bán hàng, tuy nhiên chưa đem lại hiệu quả đáng kể./.
——-
Trái ngược với vẻ khốn đốn, chật vật của các đại lý đối thủ, các nhà phân phối, đại lý của KOREST lại luôn yên tâm và duy trì, phát triển hoạt động kinh doanh đều đặn trước “bão phá giá”. Điều này có được là do sự nhất quán và chặt chẽ trong chính sách giá của KOREST và các đại lý. Ngay từ khi KOREST sinh ra, mọi hoạt động đăng sản phẩm trên web đều được kiểm duyệt và quản lý sát sao, giúp cho đại lý yên tâm bán hàng, không bao giờ phải lo lắng hay chao đảo bởi chuyện thị trường bị phá giá dù sản phẩm đã có mặt trên thị trường nhiều năm. Điều này giúp cho đại lý tập trung bán hàng, gắn bó với thương hiệu và phát triển mạnh mẽ. Đồng thời, uy tín, chất lượng sản phẩm, dịch vụ của KOREST ngày càng tăng cũng góp phần vào sự phát triển của các đại lý trực thuộc, tất cả vì mục đích đem những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất tới tay người tiêu dùng Việt.
Hoạt động kinh doanh của đại lý phân phối sản phẩm KOREST vẫn hoạt động bình thường trong bão “phá giá thị trường”
Như vậy có thể thấy rằng, nếu không có chính sách rõ ràng, cẩn thận, chính xác ngay từ đầu thì các “ông lớn” dù quy mô cỡ nào cũng sẽ phải gánh hậu quả, lao đao, còn với doanh nghiệp có sự đầu tư, rõ ràng chính sách, thì thành công là điều trong tầm tay và tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
1800 7183
Bình luận.