Cấu tạo sàn nhà vệ sinh thông dụng

admin

Sàn nhà vệ sinh hiện nay có 2 loại chính là sàn vệ sinh toàn khối và sàn vệ sinh lắp ghép. Cấu tạo sàn nhà vệ sinh mỗi loại như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu.

1. Cấu tạo sàn nhà vệ sinh toàn khối

Sàn vệ sinh toàn khối bao gồm 4 lớp là lớp mặt sàn (hay áo sàn), lớp tạo dốc, lớp chịu lực và lớp trần sàn.

1.1. Lớp mặt sàn- lớp cấu tạo sàn nhà vệ sinh quan trọng 

Đây là lớp trên cùng. Nó được làm từ các vật liệu chống thấm như xi măng, gạch, gốm men sứ… Trong các lớp cấu tạo sàn nhà vệ sinh, lớp mặt sàn trên cùng có vai trò vô cùng quan trọng. Vậy nên, khi làm lớp mặt sàn, nhiều gia đình sẽ trộn phụ gia chống thấm có thành phần sunfat, hỗn hợp silicat… để tăng khả năng chống thấm cho sàn

cau-tao-san-nha-ve-sinh-do-tai-cho

Bản vẽ các lớp cấu tạo sàn vệ sinh đổ tại chỗ gồm 4 lớp cơ bản

Lớp mặt sàn giúp nhà vệ sinh sạch sẽ, dễ lau chùi, vệ sinh, bảo vệ lớp tạo dốc bên dưới. Lớp mặt sàn là lớp nền cuối cùng của sàn, thấp hơn nền nhà chính 5-10cm để nước không tràn ra nhà chính khi tắm. 

Lớp mặt sàn nên được làm bằng các loại gạch chống trơn để đảm bảo an toàn cho người dùng đặc biệt là người già. Bởi vì mặt sàn thường xuyên có nước sẽ gây nguy hiểm. 

1.2. Lớp tạo dốc

Lớp tạo dốc thường làm bằng bê tông xi than xỉ với độ dốc tiêu chuẩn từ 1 đến 1,5% hướng về miệng thu nước. Lớp này có vai trò giúp nước trôi xuống hệ thống thoát nước, không trôi ra khỏi nhà vệ sinh hoặc gây ứ đọng.

>>> xem thêm: Giới thiệu 2 cách chống thấm nhà vệ sinh phổ biến hiện nay

1.3. Lớp chịu lực

Lớp chịu lực có vai trò chịu lực chính trong toàn bộ nhà vệ sinh, do đó nó thường làm bằng bê tông cốt thép mác 200, độ dày khoảng 80- 100mm được đổ tại chỗ. Lớp chịu lực cần đảm bảo khả năng chống nước tốt nên khi làm lớp này, ở chỗ mặt sàn tiếp giáp với tường và các đường ống kỹ thuật, thợ thi công phải be nền lên cao từ 150mm đến 200mm.

Cấu tạo sàn nhà vệ sinh

Lớp chịu lực

1.4. Lớp trần cho sàn

Lớp trần cho sàn có tác dụng bảo vệ cho lớp kết cấu chịu lực, được làm bằng xi măng mác 75, độ dày 10mm. Riêng với những trần sàn phẳng có nhu cầu che các đường ống kỹ thuật thì có thể sử dụng vật liệu khác để làm lớp trần sàn. 

Khi thi công, bạn có thể đổ thêm gờ chống thấm bằng bê tông liền với lớp chịu lực có độ dày là 40mm và cao 200mm. Phương án này để  hạn chế tình trạng nước thấm lên tường và các phòng bên cạnh nhà vệ sinh

Còn để hạn chế nước thấm xuống trần tầng dưới, bạn có thể áp dụng phương pháp ngâm nước xi măng cho lớp chịu lực.  Với tỷ lệ ngâm 5kg xi măng/ 1m3 nước và thời gian ngâm khoảng 1 tuần. Hoặc bạn có thể ngâm cho tới khi không ngấm qua sàn xuống tầng dưới thì ngừng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng phương pháp chống thấm bằng các loại keo, sơn chống thấm… 

2. Cấu tạo sàn nhà vệ sinh lắp ghép

Nhìn chung, sàn nhà vệ sinh lắp ghép có cấu tạo khá giống với sàn nhà vệ sinh toàn khối. Điểm khác biệt ở chỗ, tại lớp kết cấu chịu lực của sàn nhà vệ sinh lắp ghép, người ta không đổ bê tông cốt thép tại chỗ mà dùng tấm đan bê tông cốt thép hoặc tấm panen chữ U được gia công thêm bê tông cốt thép chống thấm dày ngâm nước xi măng. Loại sàn này ít được sử dụng hiện nay do quá trình thi công phức tạp và tốn kém chi phí hơn.

Cấu tạo sàn nhà vệ sinh

Cấu tạo sàn nhà vệ sinh lắp ghép

Khi sử dụng sàn nhà vệ sinh lắp ghép, để hạn chế thấm nước, thợ thi công để lưới thép ăn sâu vào trong tường và thiết kế nó cao hơn mặt sàn từ 150mm đến 200mm.

>>> Chi phí xây nhà vệ sinh thông thường bạn nên biết để tính toán

3. Nên làm sàn nhà vệ sinh âm hay dương? 

Để trả lời cho câu hỏi: “Nên làm sàn nhà vệ sinh âm hay dương?” Hãy cùng tìm hiểu những ưu, nhược điểm của hai loại sàn này

3.1 Ưu nhược điểm của sàn âm nhà vệ sinh 

Sàn âm nhà vệ sinh là kiểu thiết kế mặt sàn thấp hơn sàn nhà. Ưu điểm của sàn âm: 

  • Đem lại giá trị thẩm mỹ cao do có thể giấy đường ống ở dưới nền
  • Sàn âm dễ dàng tạo được độ dốc phù hợp cho ống thoát nước 
  • Hạn chế được tình trạng nước tràn ra ngoài nhà vệ sinh 
  • Không nghe thấy tiếng nước chảy khi dùng
  • Phù hợp với kiểu nhà ở có ít tầng 

Tuy nhiên, nhược điểm của sàn âm: 

  • Khó lắp đặt và sửa chữa đường ống 
  • Khó chống thấm cho nhà vệ sinh hơn 
  • Tốn nhiều chi phí để nâng cốt sàn 
  • Làm tăng tải trọng tác dụng xuống dầm cột móng.

3.2 Ưu nhược điểm của sàn nhà vệ sinh dương

Khác với sàn âm, sàn dương là loại sàn được lắp đường ống ở đi phía dưới có những ưu điểm như sau: 

  • Dễ thi công và sửa chữa nếu xảy ra sự cố với đường ống 
  • Thường phù hợp với các công trình nhà ở ở khu chung cư 
  • Tiết kiệm vật tư nâng nền, giảm chi phí đầu tư 

Tuy nhiên, kiểu sàn này cũng đem đến nhiều nhược điểm: 

  • Nghe thấy tiếng nước chảy khi sử dụng
  • Việc bố trí đường ống dưới trần gây mất thẩm mỹ, phải tốn thêm chi phí làm thạch cao cho trần tầng dưới 
  • Dễ bị tràn nước gây mất vệ sinh, ẩm ướt và khó chịu khi sử dụng 
  • Đòi hỏi kỹ thuật thi công chuẩn 

>> Cách bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ gia chủ Việt nên biết để thực hiện

4. Những yêu cầu khi thi công các lớp cấu tạo sàn nhà vệ sinh cau-tao-san-nha-ve-sinh-ket-hop-chong-tham

Các lớp cấu tạo sàn vệ sinh cần kết hợp với các biện pháp chống thấm

  • Sử dụng các loại vật liệu làm mặt sàn nhà vệ sinh chống trơn trượt 
  • Thực hiện quy trình chấm thấm kỹ càng, đảm bảo đúng nguyên tắc để đảm bảo sàn nhà vệ sinh không thấm nước khi đi vào sử dụng 
  • Cần thi công các lớp cấu tạo mặt sàn nhà vệ sinh đúng quy trình kỹ thuật 
  • Lớp mặt sàn cần tạo độ dốc hợp lý để nhà vệ sinh luôn được sạch sẽ, khô thoáng

Trên đây là bài chia sẻ về cấu tạo sàn nhà vệ sinh hiện nay. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.

Bình luận.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 1800 7183

Tư vấn qua Email

Tư vấn qua Facebook

1800 7183