Giới thiệu cấu tạo nhà vệ sinh tự hoại phổ biến hiện nay

admin

Nhà vệ sinh tự hoại là dạng nhà vệ sinh khoa học và phổ biến nhất hiện nay. Cấu tạo của nhà vệ sinh tự hoại như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu.

1. Cấu tạo của nhà vệ sinh tự hoại

Bể tự hoại bên dưới

Bể tự hoại (hay còn gọi là bể phốt) là bể xây ngầm bên dưới có chức năng đựng chất thải được thải xuống. Nó thường có 3 ngăn hoặc 2 ngăn:

  • Bể phốt 2 ngăn gồm: ngăn chứa có kích thước lớn, chiếm ít nhất 2/3 dung tích bể, ngăn lắng chiếm 1/3 dung tích bể.
  • Bể phốt 3 ngăn gồm: ngăn chứa có dung tích tối thiểu 1/2 dung tích bể, 2 ngăn lắng, mỗi ngăn chiếm 1/4 dung tích bể.

Bể được xây bằng gạch, phía trên bể có nắp đậy với ống chờ để nối với bồn cầu.

Cấu tạo nhà vệ sinh tự hoại

Cấu tạo bể phốt

Ngoài bể phốt, ngày nay người ta còn dùng 1 đồ dùng khác thay thế đó là bồn tự hoại. Loại bồn này làm bằng nhựa HDPE bền chắc, có đủ tính năng như 1 bể phốt cùng với đó là ưu điểm về khả năng xử lý chất thải và bảo vệ môi trường.

>>> Xem thêm: Chi phí xây nhà vệ sinh thông thường bạn nên biết để tính toán

Nhà vệ sinh bên trên

Nhà vệ sinh được xây dựng phía bên trên của bể phốt và đất nền. Ở vùng nông thôn vẫn tồn tại một số nhà vệ sinh bằng nứa nhưng đang ngày càng giảm dần và thay thế bởi nhà vệ sinh xây gạch. Bên trong nhà vệ sinh, sàn và tường được ốp gạch hoa để dễ vệ sinh, lau chùi, mái bằng hoặc cũng có thể là mái tôn lợp. Sàn nhà vệ sinh tự hoại có độ dốc về góc có lỗ thoát sàn để khi tắm rửa, nước từ sàn nhà chảy xuống lỗ thoát một cách dễ dàng.

Cấu tạo nhà vệ sinh tự hoại

Nhà vệ sinh đơn thuần cạnh nhà tắm

Thiết bị vệ sinh

Tùy theo diện tích và cách bố trí của gia chủ mà trong nhà vệ sinh tự hoại có các thiết bị vệ sinh khác nhau. Nếu chỉ là nhà vệ sinh đơn thuần thì chỉ có bồn cầu và chậu rửa hoặc vòi rửa, còn nhà vệ sinh kết hợp nhà tắm sẽ có cả sen vòi, sen tắm, bồn tắm, tủ gương, gương và nhiều vật dụng, thiết bị khác nữa.

Cấu tạo nhà vệ sinh tự hoại

Một nhà vệ sinh kết hợp nhà tắm với đầy đủ đồ dùng

Hệ thống đường ống

Hệ thống đường ống nối bồn cầu với bể phốt, nối sàn nhà vệ sinh tới cống hoạt nước. Ngoài ra còn 1 ống thông hơi nối từ bể phốt thông ra bên ngoài, cao hơn mái nhà vệ sinh khoảng 40cm, phía trên có cút chữ T để hơi thoát ra ngoài và vật lạ không rơi vào đường ống.

>>> Xem thêm: Xác định mặt bằng nhà vệ sinh và những vấn đề cần lưu ý

2. Lưu ý khi sử dụng nhà vệ sinh tự hoại

Khi sử dụng nhà vệ sinh tự hoại, người dùng cần chú ý các điểm sau:

  • Không để rác vào trong bồn cầu để tránh gây tắc nghẽn. Nếu tắc nghẽn bồn cầu, việc xử lý sẽ mất thời gian, công sức và chi phí. Tắc nghẽn sẽ khiến mùi hôi từ bể phốt bốc lên gây khó chịu.
  • Khi bể phốt đầy, cần sử dụng dịch vụ hút bể phốt để tiếp tục sử dụng.
  • Vệ sinh thiết bị nhà tắm, nhà vệ sinh thường xuyên bằng chất tẩy rửa chuyên dụng hoặc nguyên liệu tự nhiên để duy trì độ bền, đẹp của thiết bị.

Trên đây là những chia sẻ về cấu tạo nhà vệ sinh tự hoại phổ biến hiện nay tại Việt Nam. Để được tư vấn, cung cấp các thông tin hữu ích về thiết bị vệ sinh, nhà tắm, vui lòng để lại bình luận dưới bài viết này.

Bình luận.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 1800 7183

Tư vấn qua Email

Tư vấn qua Facebook

1800 7183