Xác định mặt bằng nhà vệ sinh và những vấn đề cần lưu ý

admin

Mặt bằng nhà vệ sinh là một trong những vấn đề gia chủ cần quan tâm khi tính toán, xây dựng nhà cửa, công trình phụ. Khi xác định mặt bằng cần chú ý những điểm gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết.

1. Diện tích và kích thước mặt bằng

Diện tích và kích thước là các thông số quan trọng khi xác định mặt bằng nhà vệ sinh. Trên thực tế, có những nhà vệ sinh chỉ 1m2, 2m2 nhưng cũng có những nhà vệ sinh lến đến 10m2, 15m2… Những nhà vệ sinh nhỏ thì việc bố trí thiết bị bên trong cũng cần lưu ý đến loại, số lượng và kích thước. Nhà vệ sinh lớn thì việc bố trí sẽ dễ dàng hơn nhưng cũng không thể “chủ quan”, không tính toán để tránh trường hợp lộn xộn, lãng phí không gian.

Nhà vệ sinh 2m2

Diện tích và kích thước mặt bằng tác động đến việc sắp xếp thiết bị bên trong

Diện tích lý tưởng để làm nhà vệ sinh kết hợp nhà tắm là 8-10m2. Ở diện tích này, bạn có thể đặt đầy đủ thiết bị như bồn cầu, sen tắm, vòi, chậu rửa, bồn tắm, phụ kiện, gương…

>>> Xem thêm: Các lưu ý quan trọng khi sắp xếp đồ vật trong nhà vệ sinh 1m2

Ngoài diện tích, kích thước nhà vệ sinh cũng là yếu tố quan trọng. Một nhà vệ sinh diện tích lớn nhưng quá dẹt (chiều dài quá dài, chiều rộng lại ngắn) sẽ gây bất hợp lý. Tỷ lệ chiều dài, rộng không nên chênh lệch nhiều để tạo không gian bên trong rộng rãi, thông thoáng.

2. Vị trí mặt bằng

Hiện nay có các vị trí mặt bằng phổ biến sau:

Mặt bằng tách khỏi nhà ở

Nhà vệ sinh sẽ được xây riêng biệt, không gắn với nhà ở. Đây là lựa chọn lý tưởng nhất, dành cho gia đình có quỹ đất xây dựng. Mặt bằng xây dựng phải đủ rộng, phía dưới nên đào bể phốt luôn để tiết kiệm diện tích, đường ống và tăng áp lực xả thải. Hệ thống thoát nước cũng cần được tính toán kỹ để đảo bảo lưu thông dòng chảy tốt. Sàn nhà vệ sinh có độ dộc về hướng thoát sàn để nước thải chảy xuống khu vực ống thoát nước và được đưa ra ngoài.

mặt bằng nhà vệ sinh

Bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh ngoài nhà ở (tham khảo)

Nền đất xây nhà vệ sinh phải là nền đất chắc chắn. Nếu trước đây nền đất là ao hồ thì phải ép cọc tre chắc chắn để chống sụt lún. Cần phải tính toán kỹ càng khi làm nhà vệ sinh ở khu vực đất này.

>>> Xem thêm: Những điều chú ý về phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh gia chủ cần quan tâm

Mặt bằng nhà vệ sinh trong nhà ở

Xây nhà vệ sinh trong nhà ở sẽ có 2 giải pháp phổ biến được áp dụng: Một là tận dụng gầm cầu thang, hai là xây trong phòng khép kín. Khi xác định mặt bằng cần chú ý:

  • Không đặt mặt bằng nhà vệ sinh ở vị trí trung tâm nhà vì nó không có lợi cho phong thủy gia đình. Nhà vệ sinh sinh ra uế khí, không có lợi cho sức khỏe, sự bình an, tài lộc của gia chủ.
  • Nền nhà vệ sinh cần thấp hơn nền nhà để nước không chảy ra ngoài khi tắm gội. Độ dốc sàn dốc về hướng góc có thoát sàn để nước chảy xuống cống và đi ra ngoài.
  • Nên xây hệ thống nhà vệ sinh dọc, thẳng đứng theo các tầng, nhà vệ sinh tầng 1 thẳng đứng với nhà vệ sinh tầng 2, tầng 3 để tạo áp lực nước thoát tốt cũng như tạo sự cân đối, thuận tiện trong thiết kế, lắp đặt.
  • Nên tính đến các phương án tránh phạm phong thủy và hóa giải phong thủy khi đặt nhà vệ sinh trong nhà ở (gầm cầu thang hoặc phòng ngủ). Một số biện pháp có thể áp dụng như: Dùng đá cẩm thạch, trồng cây xanh trong nhà vệ sinh, hoàn thiện hệ thống thống gió, hút mùi…

Nhà vệ sinh gầm cầu thang

Nhà vệ sinh tại gầm cầu thang

>>> Xem thêm: Những lưu ý khi thiết kế nhà vệ sinh gầm cầu thang bạn nên biết

Trên đây là những vấn đề cần lưu ý khi xác định mặt bằng nhà vệ sinh. Hy vọng bạn có thể nắm bắt và áp dụng vào thực tiễn, đảm bảo hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của cả gia đình.

Bình luận.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 1800 7183

Tư vấn qua Email

Tư vấn qua Facebook

1800 7183